Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng

http://demo.vnptcaobang.com.vn


HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA UNESCO

Từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 5 năm 2021, UNESCO tổ chức Hội nghị trực tuyến Giáo dục vì Sự phát triển bền vững.
Anh 1
Hội nghị trực tuyến Giáo dục vì Sự phát triển bền vững của UNESCO

Trái đất và con người đang phải chịu áp lực ngày một tăng: biến đổi khí hậu do tác động của con người, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức trở nên cạn kiệt, nhiệt độ và mực nước biển tăng, nghèo đói và cơ cấu kinh tế không bền vững chính là một số thách thức mà các quốc gia và người dân trên toàn thế giới đang phải đối mặt. Các bằng chứng khoa học đã chứng minh một cách rõ ràng. Nếu chúng ta muốn tránh những mất mát thảm khốc về môi trường, kinh tế và con người, chúng ta phải giữ sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C và cứu lấy 1 triệu giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Anh 2
Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO

Theo bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO, Đại dịch COVID-19 tiếp tục làm gián đoạn cuộc sống của chúng ta chính là một lời cảnh báo cho thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa sức khoẻ của con người với trái đất. Vì vậy, giải quyết biến đổi khí hậu và sự suy giảm đa dạng sinh học cũng là việc đảm bảo “chính sách bảo hiểm của con người”.  Khủng hoảng y tế đang diễn ra gây áp lực buộc chúng ta phải suy nghĩ về cách chúng ta sống, cách chúng ta tạo sinh kế, và cách chúng ta chung sống trên cùng một hành tinh. Giống như một chiếc kính lúp, nó cũng đang khuếch đại cho ta thấy những hạn chế và bất công hiện nay. Đại dịch này cũng giúp chúng ta nhìn nhận lại để thay đổi những nguy cơ thảm hoạ về khí hậu và những khủng hoảng khác bằng việc “tái thiết” xã hội.
Những thách thức về môi trường đan xen phức tạp với mọi mặt của xã hội bao gồm cả hệ thống xã hội, kinh tế, văn hoá. Vì thế, tái thiết lại xã hội trong phạm vi của “một hành tinh có sự sống” đòi hỏi cách tiếp cận toàn xã hội để tạo ra thay đổi, bắt đầu từ giáo dục.
Để ứng phó với những thách thức này, Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) hỗ trợ các nỗ lực trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng, giá trị và thái độ cần thiết góp phần tạo ra một thế giới bền vững hơn. Nghị quyết 72/222  (2017) của Đại hội đồng Liên hợp quốc tái khẳng định vai trò của UNESCO là cơ quan chủ trì về Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) và công nhận Giáo dục vì sự phát triển bền vững là “một yếu tố không thể thiếu của Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về giáo dục chất lượng và hỗ trợ cho tất cả các Mục tiêu phát triển bền vững khác”, Nghị quyết 74/233 năm 2019 củng cố điều này qua việc kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của mình.
Để tăng cường hơn nữa các nỗ lực Giáo dục vì sự phát triển bền vững, UNESCO đã đưa ra chương trình khung mới “Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững: Hướng tới đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững” số 1 (ESD đến năm 2030) và lộ trình thực hiện trong 5 Sự kiện phát động tại khu vực vào tháng 11 và tháng 12 năm 2020. Dựa vào các sự kiện này và tiếp đó đề ra những hành động cụ thể cũng như huy động sự ủng hộ cho chương trình 10 năm mới, UNESCO tổ chức một Hội nghị trực tuyến từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 5 năm 2021. Hội nghị được tổ chức với sự phối hợp và hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức.
Trước những vấn đề môi trường cấp bách mà thế giới đang phải đối mặt, Hội nghị năm 2021 này đã tạo động lực cho chương trình khung mới ESD đến năm 2030, nhằm xây dựng một thế giới công bằng và bền vững thông qua việc tăng cường Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững để xây dựng các hệ thống giáo dục hỗ trợ người học ở mọi lứa tuổi, trở thành những người có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào xã hội bền vững và hành tinh lành mạnh.
Hội nghị nâng cao nhận thức về những thách thức đối với sự phát triển bền vững, đặc biệt là khủng hoảng khí hậu, mất đa dạng sinh học và các thách thức về môi trường khác, và vai trò thiết yếu của giáo dục với tư cách là yếu tố then chốt cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Hội nghị cũng tạo đà cho chương trình khung ESD đến năm 2030 cho giai đoạn 2020-2030 và lộ trình thực hiện nó, bao gồm:
- Đảm bảo cam kết chính sách với Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững thông qua Tuyên bố Bec-lin dự kiến bao gồm cả việc kêu gọi hành động cấp thiết đề thúc đẩy sự bền vững và hành động về khí hậu thông qua giáo dục;
- Tăng cường cam kết của các bên liên quan đối với Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững đến năm 2030; trong đó có các sáng kiến Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững đến năm 2030 của các quốc gia;
- Mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác và cơ hội hợp tác vì Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững.
Các bên tham gia, bao gồm đại diện của các Quốc gia thành viên, cần nhận thức tầm quan trọng của Giáo dục vì Sự phát triển Bền vững và cam kết tăng cường các nỗ lực về năng lực chuyên môn để giải quyết các thách thức cấp bách toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.
Giáo dục vì Sự phát triển bền vững (ESD) trao quyền và cung cấp cho người học ở mọi lứa tuổi kiến thức, kỹ năng, giá trị và thái độ để giải quyết các thác thức toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt, bao gồm biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học, đói nghèo và bất bình đẳng. Việc học tập phải trang bị cho học sinh và người học thuộc mọi lứa tuổi cách thức để giải quyết các thách thức hiện nay và trong tương lai. Giáo dục phải có sự thay đổi, cho phép chúng ta đưa ra các quyểt định sáng suốt và thực hiện các hành động mang tính cá nhân hoặc tập thể để thay đổi xã hội và quan tâm tới hành tinh của chúng ta.
Giáo dục vì Sự phát triển bền vững được công nhận là một yếu tố không thể tách rời của Mục tiêu phát triển bền vững số 4 của Liên hợp quốc về giáo dục chất lượng và hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững khác. Với vai trò là cơ quan chủ trì về ESD, UNESCO có trách nhiệm điều phối Khung chương trình ESD 2030.

Nguồn tin: BQL

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây