Cải cách hành chính - “Đòn bẩy” cho phát triển
- Thứ sáu - 27/10/2023 14:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC), hướng tới mục tiêu chuyển đổi số và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp khi giải quyết các TTHC ở cơ sở, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.
Các đơn vị, địa phương đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là việc đổi mới tư duy, chuyển mạnh từ cơ chế “xin - cho” sang cơ chế “phục vụ”. Cùng với đó, nhiều cách làm sáng tạo đã được thực hiện nhằm loại bỏ những rào cản giữa công dân với chính quyền các cấp. Nổi bật như mô hình “Sáng kiến đổi mới phương pháp đánh giá mức độ hài lòng của người dân tại bộ phận một cửa UBND Thành phố thông qua ứng dụng mã QR Code” nhằm nâng cao chất lượng giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp; mô hình “Nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC tại nhà đối với đối tượng người cao tuổi, người đi lại khó khăn trên địa bàn phường Hợp Giang (Thành phố)”... Ngoài mục tiêu “3 giảm” là giảm thời gian đi lại, giảm thời gian chờ đợi và giảm chi phí giải quyết TTHC, những mô hình này khắc phục đáng kể tình trạng nhũng nhiễu, trả hồ sơ không đúng hẹn; thể hiện văn hóa ứng xử thân thiện, cởi mở, tạo sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.
Để nâng cao chất lượng phục vụ các tổ chức, công dân, tỉnh đẩy mạnh cải cách TTHC theo hướng công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết; thường xuyên rà soát, đánh giá các TTHC để kiến nghị, đơn giản hóa thành phần hồ sơ. Trong quý III/2023, các cơ quan tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố 20 quyết định công bố TTHC/danh mục TTHC thuộc phạm vi chức năng của các sở, ngành (trong đó, công bố mới 14 TTHC, sửa đổi bổ sung 62 TTHC, bãi bỏ 22 TTHC, chuẩn hóa 8 TTHC); ban hành 12 quyết định phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC. Hiện nay, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền tỉnh 1.835 TTHC (trong đó, cấp tỉnh 1.376 TTHC, cấp huyện 288 TTHC, cấp xã 171 TTHC). Cơ quan hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh tích cực, chủ động thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết TTHC so với quy định, góp phần tiết kiệm chi phí thực hiện TTHC của cá nhân, tổ chức.
Đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, TTHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công và các điểm giải quyết TTHC theo Nghị định 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Từ ngày 1/1 - 15/9/2023, tiếp nhận số hóa 257.190 hồ sơ TTHC, trong đó, 156.657 hồ sơ TTHC được số hóa đầy đủ thành phần và 91.979 hồ sơ có số hoá kết quả giải quyết TTHC. Cổng dịch vụ công (DVC) của tỉnh cung cấp 1.736 DVC trực tuyến, gồm 490 DVC trực tuyến mức một phần, 1.246 DVC trực tuyến toàn trình. 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh và huyện được công khai đúng quy định để người dân dễ tiếp cận; 97,78% hồ sơ TTHC do các sở, ngành tiếp nhận được giải quyết đúng hạn; 99,51% hồ sơ TTHC do UBND cấp huyện tiếp nhận được giải quyết đúng hạn.
Cùng với công tác kiểm soát TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. UBND tỉnh ban hành danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 với 102 dự án trong các lĩnh vực phát triển đô thị, giao thông, kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ…
Các sở, ngành, địa phương tiếp tục duy trì cơ chế tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về quy định TTHC qua các kênh thông tin như: hòm thư góp ý, điện thoại đường dây nóng... UBND tỉnh chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh tổ chức thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với quy định hành chính trên địa bàn tỉnh trên hệ thống kết nối Cao Bằng và trên Cổng DVC quốc gia, quý III/2023 tiếp nhận 8 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, trong đó hoàn thành xử lý 75% phản ánh, kiến nghị.
Từ việc đẩy mạnh CCHC, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc. 9 tháng năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.426,5 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch, bằng 100,21% so với cùng kỳ năm 2022; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7.786 tỷ đồng, tăng 31,29% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt 452,606 triệu USD, đạt 71% kế hoạch, giảm 29%% so với cùng kỳ năm 2022; lượng khách du lịch đạt 1.493.677 lượt, tăng 88,3% so với cùng kỳ…
Tỉnh tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng công tác cải cách TTHC các cấp, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ và tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai các nhiệm vụ. Đổi mới tư duy mạnh mẽ, thay đổi cách tiếp cận, đặc biệt các cấp trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành, tôn trọng thực tiễn khách quan, không cứng nhắc; bám sát khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để có điều hành phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm trung gian; đẩy mạnh DVC trực tuyến mức độ 3, 4… Từ đó, tạo bước đột phá trong công cuộc CCHC, đưa công tác CCHC trở thành “đòn bẩy” để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ mới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng tỉnh ngày càng phát triển và bền vững.
Các đơn vị, địa phương đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là việc đổi mới tư duy, chuyển mạnh từ cơ chế “xin - cho” sang cơ chế “phục vụ”. Cùng với đó, nhiều cách làm sáng tạo đã được thực hiện nhằm loại bỏ những rào cản giữa công dân với chính quyền các cấp. Nổi bật như mô hình “Sáng kiến đổi mới phương pháp đánh giá mức độ hài lòng của người dân tại bộ phận một cửa UBND Thành phố thông qua ứng dụng mã QR Code” nhằm nâng cao chất lượng giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp; mô hình “Nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC tại nhà đối với đối tượng người cao tuổi, người đi lại khó khăn trên địa bàn phường Hợp Giang (Thành phố)”... Ngoài mục tiêu “3 giảm” là giảm thời gian đi lại, giảm thời gian chờ đợi và giảm chi phí giải quyết TTHC, những mô hình này khắc phục đáng kể tình trạng nhũng nhiễu, trả hồ sơ không đúng hẹn; thể hiện văn hóa ứng xử thân thiện, cởi mở, tạo sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.
Đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, TTHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công và các điểm giải quyết TTHC theo Nghị định 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Từ ngày 1/1 - 15/9/2023, tiếp nhận số hóa 257.190 hồ sơ TTHC, trong đó, 156.657 hồ sơ TTHC được số hóa đầy đủ thành phần và 91.979 hồ sơ có số hoá kết quả giải quyết TTHC. Cổng dịch vụ công (DVC) của tỉnh cung cấp 1.736 DVC trực tuyến, gồm 490 DVC trực tuyến mức một phần, 1.246 DVC trực tuyến toàn trình. 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh và huyện được công khai đúng quy định để người dân dễ tiếp cận; 97,78% hồ sơ TTHC do các sở, ngành tiếp nhận được giải quyết đúng hạn; 99,51% hồ sơ TTHC do UBND cấp huyện tiếp nhận được giải quyết đúng hạn.
Cùng với công tác kiểm soát TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. UBND tỉnh ban hành danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 với 102 dự án trong các lĩnh vực phát triển đô thị, giao thông, kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ…
Từ việc đẩy mạnh CCHC, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc. 9 tháng năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.426,5 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch, bằng 100,21% so với cùng kỳ năm 2022; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7.786 tỷ đồng, tăng 31,29% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt 452,606 triệu USD, đạt 71% kế hoạch, giảm 29%% so với cùng kỳ năm 2022; lượng khách du lịch đạt 1.493.677 lượt, tăng 88,3% so với cùng kỳ…
Tỉnh tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng công tác cải cách TTHC các cấp, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ và tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai các nhiệm vụ. Đổi mới tư duy mạnh mẽ, thay đổi cách tiếp cận, đặc biệt các cấp trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành, tôn trọng thực tiễn khách quan, không cứng nhắc; bám sát khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để có điều hành phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm trung gian; đẩy mạnh DVC trực tuyến mức độ 3, 4… Từ đó, tạo bước đột phá trong công cuộc CCHC, đưa công tác CCHC trở thành “đòn bẩy” để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ mới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng tỉnh ngày càng phát triển và bền vững.