Phát động phong trào thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số thành phố Cao Bằng, giai đoạn 2021-2025
- Thứ năm - 12/05/2022 07:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhằm huy động tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị; thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; Nâng cao ý thức trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong thực hiện công tác cải cách hành chính tại từng cơ quan, đơn vị, địa phương và nhiệm vụ cải cách hành chính của thành phố.
Mới đây, UBND thành phố Cao Bằng đã ban hành và phát động phong trào thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số thành phố Cao Bằng giai đoạn 2021 -2025 đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ, người lao động và Nhân dân trên địa bàn thành phố.
Theo đó, với khẩu hiệu “Thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân trên địa bàn thành phố Cao Bằng giai đoạn 2021 -2025". UBND thành phố đã đề ra 5 nội dung cho phong trào thi đua bao gồm: Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của thành phố về cải cách hành chính, chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025; đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiên phong, đi đầu trong việc cải cách hành chính, chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để hoàn thiện Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số nhằm xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, thông suốt, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở phát triển kinh tế -xã hội bền vững trong thời kỳ mới.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của cải cách hành chính, chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến có tính đột phá, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước lấy người dân là trung tâm trong quá trình chuyển đổi số, mọi hoạt động của Chính quyền số đều hướng đến người dân, vì lợi ích của người dân, từng bước đưa công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế -xã hội; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cộng, nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng bằng cách ứng dụng hiệu quả công nghệ số; chú trọng tuyên truyền, phổ cập kỹ năng số cho người dân; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị; chú trọng hướng dẫn người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước.
Thi đua thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính; ưu tiên chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số theo kế hoạch của tỉnh, thành phố góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Thực hiện đột phá 6 nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương; lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi đề nghị giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính làm thước đo, đặc biệt là sự hài lòng của người dân doanh nghiệp khi thực hiện các hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai, đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng.
Xây dựng chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp; phát triển nền tảng số, dữ liệu số; tạo lập niềm tin bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Kế hoạch của UBND thành phố cũng nêu rõ đối tượng thi đua, thời gian tổ chức phong trào thi đua; hình thức thức khen thưởng và các tiêu chí đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen và Chủ tịch UBND thành phố tặng Giấy khen.
Theo đó, với khẩu hiệu “Thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân trên địa bàn thành phố Cao Bằng giai đoạn 2021 -2025". UBND thành phố đã đề ra 5 nội dung cho phong trào thi đua bao gồm: Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của thành phố về cải cách hành chính, chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025; đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiên phong, đi đầu trong việc cải cách hành chính, chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để hoàn thiện Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số nhằm xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, thông suốt, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở phát triển kinh tế -xã hội bền vững trong thời kỳ mới.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của cải cách hành chính, chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến có tính đột phá, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước lấy người dân là trung tâm trong quá trình chuyển đổi số, mọi hoạt động của Chính quyền số đều hướng đến người dân, vì lợi ích của người dân, từng bước đưa công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế -xã hội; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cộng, nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng bằng cách ứng dụng hiệu quả công nghệ số; chú trọng tuyên truyền, phổ cập kỹ năng số cho người dân; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị; chú trọng hướng dẫn người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước.
Thi đua thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính; ưu tiên chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số theo kế hoạch của tỉnh, thành phố góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Thực hiện đột phá 6 nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương; lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi đề nghị giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính làm thước đo, đặc biệt là sự hài lòng của người dân doanh nghiệp khi thực hiện các hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai, đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng.
Xây dựng chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp; phát triển nền tảng số, dữ liệu số; tạo lập niềm tin bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Kế hoạch của UBND thành phố cũng nêu rõ đối tượng thi đua, thời gian tổ chức phong trào thi đua; hình thức thức khen thưởng và các tiêu chí đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen và Chủ tịch UBND thành phố tặng Giấy khen.