Thành phố Cao Bằng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023
- Thứ sáu - 29/12/2023 17:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng 29/12, Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thành phố Cao Bằng năm 2023. Dự cuộc họp có các thành viên Hội đồng, Tổ giúp việc đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thành phố; Đơn vị tư vấn và các chủ thể có sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đ/c Nguyễn Thị Huệ Chi, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thành phố chủ trì hội nghị.
Năm 2023, thành phố Cao Bằng có 16 sản phẩm của 07 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần đầu và phân hạng lại, thuộc 02 ngành, lĩnh vực gồm: Sản phẩm thực phẩm. Trong đó, nhóm thực phẩm tươi sống có Trứng vịt thả suối Chu Trinh của hộ kinh doanh Hoàng Thị Nội, xã Chu Trinh; Dưa lưới Nam Phong của HTX dịch vụ nông nghiệp Nam Phong, xã Hưng Đạo. Nhóm thực phẩm thô, sơ chế có 03 sản phẩm gồm: Mật Ong Hưng Đạo của hộ kinh doanh Lương Ích Hiền, xã Hưng Đạo; Lạc nhân đỏ Ba sạch Hưng Đạo và Đậu tương Ba sạch Cao Bằng của HTX Nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo. Nhóm thực phẩm chế biến có 10 sản phẩm, bao gồm: 01 sản phẩm Bánh Gai Linh Khôi của Hộ kinh doanh Đinh Thị Phương Lan, xã Vĩnh Quang; 05 sản phẩm Bún khô của hộ kinh doanh Tô Ái Thương, xã Hưng Đạo; 04 sản phẩm Phở khô của HTX nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo, xã Hưng Đạo và 01 sản phẩm quả Dâu tây VIETGAP của HTX Nông nghiệp Trường Anh (đánh giá, phân hạng lại do hết thời gian công nhận theo quy định).
Tại cuộc họp, các thành viên của Hội đồng đã xem xét, đánh giá từng và chấm điểm từng tiêu chí theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trong đó, tập trung đánh giá các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; Hình thức tổ chức sản xuất; Phát triển sản phẩm; Sức mạnh cộng đồng. Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị, câu chuyện về sản phẩm và các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm gồm các chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; Tiêu chuẩn sản phẩm và khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường trong nước và quốc tế...
Tại hội nghị đánh giá, các thành viên hội đồng đã thảo luận, xem xét, góp ý hồ sơ cho các sản phẩm, đa phần các thành viên đều có nhận định và đánh giá: Các sản phẩm có nhiều cải tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu đời sống Nhân dân, nguyên vật liệu đều từ sản phẩm nông nghiệp do người dân làm ra và sẵn có tại địa phương; đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; bao bì đều thể hiện những nét văn hóa và bản sắc văn hóa vùng miền. Tên thương hiệu, mẫu mã bao bì, các thông tin trên bao bì sản phẩm… Đồng thời, Hội đồng cũng góp ý để chủ thể khắc phục một số tồn tại hạn chế nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, góp phần nâng hạng sản phẩm, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường và khẳng định đặc trưng của địa phương.
Trên cơ sở kết quả chấm thẩm định của tổ giúp việc, các thành viên hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố đã đánh giá 16 sản phẩm đều có tiềm năng đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và chuyển hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh làm căn cứ xét duyệt quyết định cấp sao cho các sản phẩm.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Huệ Chi, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ sở trong việc xây dựng sản phẩm OCOP. Đồng chí đề nghị, sau hội nghị đánh giá này các chủ thể của 16 sản phẩm tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã, nhãn hiệu để thể hiện được tiêu chuẩn vừa được chẩm điểm, hoàn chỉnh một số nội dung Hội đồng yêu cầu để hướng tới tạo ra sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp. Các cơ sở có nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP nên tăng cường giới thiệu, tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên thị trường.
Tại cuộc họp, các thành viên của Hội đồng đã xem xét, đánh giá từng và chấm điểm từng tiêu chí theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trong đó, tập trung đánh giá các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; Hình thức tổ chức sản xuất; Phát triển sản phẩm; Sức mạnh cộng đồng. Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị, câu chuyện về sản phẩm và các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm gồm các chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; Tiêu chuẩn sản phẩm và khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường trong nước và quốc tế...
Tại hội nghị đánh giá, các thành viên hội đồng đã thảo luận, xem xét, góp ý hồ sơ cho các sản phẩm, đa phần các thành viên đều có nhận định và đánh giá: Các sản phẩm có nhiều cải tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu đời sống Nhân dân, nguyên vật liệu đều từ sản phẩm nông nghiệp do người dân làm ra và sẵn có tại địa phương; đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; bao bì đều thể hiện những nét văn hóa và bản sắc văn hóa vùng miền. Tên thương hiệu, mẫu mã bao bì, các thông tin trên bao bì sản phẩm… Đồng thời, Hội đồng cũng góp ý để chủ thể khắc phục một số tồn tại hạn chế nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, góp phần nâng hạng sản phẩm, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường và khẳng định đặc trưng của địa phương.
Trên cơ sở kết quả chấm thẩm định của tổ giúp việc, các thành viên hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố đã đánh giá 16 sản phẩm đều có tiềm năng đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và chuyển hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh làm căn cứ xét duyệt quyết định cấp sao cho các sản phẩm.