Trung tâm Văn hóa và Truyền thông TP Cao Bằng

http://demo.vnptcaobang.com.vn


Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2023 tại thành phố Cao Bằng

Ngày 12/9, Đoàn công tác của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Cao Bằng do đ/c Nông Thanh Mẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Phó chánh Văn phòng Điều phối CTMTQG xây dựng NTM tỉnh Cao Bằng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2023 tại thành phố Cao Bằng. Cùng đi có đại diện các Sở: Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài Nguyên và Môi trường tỉnh;  Nông nghiệp và PTNT. Làm việc với đoàn về phía thành phố có Đ/c Nguyễn Thị Huệ Chi, Phó Chủ tịch UBND thành phố, lãnh đạo các phòng, đơn vị chuyên môn và 12 chủ thể có sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao, 3 sao cấp tỉnh từ năm 2020-2022.
c8ab5b45949441ca1885
24f0c96206b3d3ed8aa2
Đoàn kiểm tra, giám sát tại cơ sở sản xuất Nấm hương Việt Trúc Mai (Ảnh trên) và sản xuất các loại Bún của Công ty TNHH Cao Tuyền (Ảnh dưới), xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo
Trước khi tiến hành làm việc với UBND thành phố, Buổi sáng cùng ngày, Đoàn công tác đã đến kiểm tra, giám sát trực tiếp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tuân thủ các quy định của 4 chủ thể có sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP.  
cc4212efc63e13604a2f
Đ/c Nguyễn Thị Huệ Chi, Phó Chủ tịch UBND thành phố báo cáo và làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố Cao Bằng 
Báo cáo của UBND thành phố tại buổi làm việc cho biết: Từ năm 2000 đến 2022, thành phố có 28 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 3 sản phẩm được công nhận đạt hạng 4 sao; 25 sản phẩm được công nhận đạt hạng 3 sao. Sau khi được công nhận OCOP, các cơ sở sản xuất đã quan tâm hơn trong việc đầu tư nâng cao chất lượng, nhãn hiệu sản phẩm OCOP đều có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc.  Nhiều sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường như: Bún cẩm, Bún trắng, Bún ngô, Bún đậu đen, Bún gạo lứt, Bún gấc, Bún hoa đậu biếc của công ty TNHH Cao Tuyền; Gạo nếp pì pất Cao Bằng, Bún khô, Bún ngô Cao Bằng, Bún gạo lứt huyết rồng, Bún Cẩm, Bún gấc Cao Bằng của HTX nông nghiệp Ba sạch - Hưng Đạo; Lạp sườn, Thịt xông khói của HTX Tâm Hòa; Bánh chưng Cao Bằng, Miến dong Cao Bằng, Thạch đen Cao Bằng, Bánh gai Cao Bằng, Thịt hun khói, Lạp sườn Cao Bằng của Công ty TNHH SX&TM Phan Hoàng; Tinh dầu sả java của Công ty TNHH Trường Thọ…

Qua kiểm tra thực tế công tác quản lý, duy trì và phát triển các sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP của các chủ thể nhận thấy các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận tiếp tục duy trì sản lượng, chất lượng sản phẩm, nhiều cơ sở đã đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã bao bì phù hợp với quy định và thị hiếu của thị trường, quan tâm chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho lao động tại địa phương, nâng doanh thu của chủ thể OCOP góp phần ổn định kinh tế của địa phương, từ đó khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác được những giá trị tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm OCOP đảm bảo về chất lượng, sản lượng cho các năm tiếp theo. Các chủ thể cơ bản chấp hành tốt các quy định của pháp luật cũng như Chương trình OCOP trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, cụ thể: Chấp hành các điều kiện về sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các điều kiện sản xuất kinh doanh khác; công tác xử lý chất thải được quan tâm, rác thải sau sản xuất được cơ sở thu gom vào các hệ thống thùng, túi nilon và xử lý theo quy định; hệ thống trang thiết bị máy móc, nhà xưởng được nâng cấp đảm bảo theo quy định; chấp hành các quy định về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, mã số, mã vạch và thông tin nhãn hàng hóa đối với sản phẩm; chủ động xây dựng và thực hiện việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám sát định kỳ, sổ sách ghi chép nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm... 
575e18f6cc2719794036
Đoàn kiểm tra nhãn hiệu, bao bì các sản phẩm OCOP
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt, một số chủ thể vẫn còn có một số tiêu chí chưa thực hiện đảm bảo theo các tiêu chí quy định đó là:  bao bì, nhãn mác chất lượng thấp, không bắt mắt, chưa tạo ra được sự thu hút đối với người tiêu dùng, đa số các sản phẩm chưa có nhãn hiệu được chứng nhận, chỉ dẫn địa lí, truy xuất nguồn gốc và các chứng nhận quy trình sản xuất tiên tiến,... 
4f577cf4a8257d7b2434
Đ/c Nông Thanh Mẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Phó chánh Văn phòng Điều phối CTMTQG xây dựng NTM tỉnh phát biểu kết luận buổi kiểm tra, giám sát
Phát biểu kết luận buổi kiểm tra, giám sát, Đ/c Nông Thanh Mẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Phó chánh Văn phòng Điều phối CTMTQG xây dựng NTM tỉnh Cao Bằng đề nghị: Trong thời gian tới các sở ngành liên quan cũng như chính quyền thành phố và các phòng ban chuyên môn cần có sự quan tâm, chung tay vào cuộc quyết liệt hơn nữa, tạo điều kiện tối đa để các chủ thể duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí sản phẩm OCOP đã được công nhận. Bên cạnh đó, các chủ thể tham gia OCOP, cần xác định rõ sự hỗ trợ của nhà nước là quan trọng, có tác động thúc đẩy, nhưng phải tự lực là chính; cần tiếp tục duy trì, từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí sản phẩm OCOP của cơ sở. Đặc biệt đối với các chủ thể là các HTX, cần tăng cường liên kết, gắn kết chặt chẽ hơn, thực chất hơn nữa giữa các thành viên để làm tăng giá trị, sức mạnh của tập thể, gia tăng lợi ích của các thành viên.

Tác giả bài viết: Lã Tùng - Đình Trung

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây