ĐỀ ÁN 06 VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, DÂN TỘC VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI DÂN
- Thứ hai - 06/06/2022 11:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để tiến tới thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, giúp người dân rút ngắn thời gian đi lại, chờ đợi, lực lượng công an đang nỗ lực ngày đêm để thực hiện các công việc thuộc Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Công an thành phố Cao Bằng cung cấp một số thông tin liên quan đến Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân, Hệ thống định danh và xác thực điện tử.
I. Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân
1. Ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030.
a) Phục vụ kết nối, chia sẻ và xác thực thông tin dân cư với các Bộ, ngành chuyên ngành.
Cơ sở dữ liệu dân cư được xây dựng với mục tiêu kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc nhằm:
- Tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, hạn chế tối đa sự trùng lặp thông tin.
- Giảm chi phí ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Để lưu trữ, quản lý các dữ liệu liên quan đến công dân trong trường hợp chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
b) Phục vụ công dân thực hiện các thủ tục hành chính
- Khắc phục tình trạng một người dân phải sử dụng quá nhiều giấy tờ cá nhân đồng thời thay thế cho việc phải xuất trình hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và thời gian đi lại của Nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
c) Phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
- Thông tin về dân cư được thu thập, cập nhật thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý chắc biến động dân cư.
- Quản lý các loại đối tượng hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
d) Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành
- Thực hiện nhiệm vụ thống kê, phân tích dân số theo yêu cầu của Tổng Cục thống kê đảm bảo nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí nhà nước.
- Triển khai Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) trên nền tảng bản đồ số, phục vụ hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và các chính sách khác.
2. Những giá trị, lợi ích của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và phải có sự kết nối chia serbaor đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra các giá trị mới. Những lợi ích từ việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với quá trình phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số nền kinh tế số, xã hội số, bao gồm:
- Thiết lập một hệ thống danh tính số thống nhất cho người dân với đầy đủ tính pháp lý, bảo đảm an toàn thông qua chìa khóa là số định danh cá nhân.
- Thông tin mang tính chính xác cao và được ghi nhận về tính pháp lý.
- Tạo nền tảng dữ liệu chuẩn cho việc xác thực thông tin công dân và sẵn sàng cho việc tạo ra hệ thống danh tính số.
- Hỗ trợ chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các tổ chức cung ứng dịch vụ công.
- Hỗ trợ cho người dân trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính, giúp kiểm tra xác thực thông tin công dân, hỗ trợ điền tự động các thông tin đã có vào các biểu mẫu mẫu đơn, tờ khai và cung cấp các tiện ích khác trên cơ sở các dữ liệu đã có.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm yêu cầu cấp, lưu hành có giấy tờ của công dân ở dạng giấy, đẩy mạnh việc quản lý dưới dạng điện tử.
- Thúc đẩy quá trình giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp không cần xác minh nhiều lần khi thực hiện giao dịch, từ đó giảm bớt các yêu cầu về xuất trình, đi lại, giao tiếp trực tiếp, giúp giảm bớt các chi phí xã hội có liên quan.
- Giúp giảm bớt gánh nặng hành chính cho cả người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
- Cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng
3. Những giá trị, lợi ích của Căn cước công dân
Căn cước công dân gắn chíp điện tử mang lại những lợi ích sau:
- Tích hợp nhiều loại thông tin giấy tờ như: Giấy phép điều khiển phương tiện, Đăng ký phương tiện, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,…
- Đem lại sự thuận tiện khi chỉ cần mang căn cước công dân gắn chip khi thực hiện các thủ tục, giao dịch. Theo đó, công dân không cần phải công chứng, xác nhận và đến nhiều nơi để làm thủ tục như trước kia hay xuất trình nhiều loại giấy tờ.
- Có thể tích hợp người phụ thuộc đi kèm như: con dưới 14 tuổi tích hợp đi kèm với CCCD của bố, mẹ; người mất năng lực hành vi dân sự tích hợp dữ liệu với người giám hộ,...
- Chíp điện tử có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học như dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng, hình ảnh,… cho phép xác thực đảm bảo chính xác con người. Qua đó, thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin của công dân.
- Giảm nguy cơ gian lận và giúp thực hiện các giao dịch an toàn trên môi trường điện tử dễ dàng hơn, từ đó góp phần thúc đẩy thương mại điện tử, kinh tế số, xã hội số.
- Tại các cửa khẩu trên bộ hoặc tại các sân bay hoàn toàn có thể lắp đặt các hệ thống kiểm soát ra vào tự động. Các ứng dụng định danh – xác thực trên thẻ Căn cước công dân giúp cho việc lưu thông được nhanh chóng, thuận tiện, hạn chế việc giả mạo danh tính cũng như kiểm soát việc ra vào một cách chặt chẽ và chính xác.
- Các thông tin về hồ sơ bệnh án, tình trạng việc làm, … có thể được cập nhật liên tục, đem lại sự liền mạch cho người dân khi thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hoặc khi làm việc tại các đơn vị hành chính công.
- Các hoạt động giả mạo danh tính, đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng,… được triệt tiêu nhờ việc định danh chính xác khách hàng.
- Giúp doanh nghiệp, tổ chức tiết kiệm nhiều kinh phí để xây dựng, duy trì, quản lý và bảo đảm an, ninh an toàn cho hệ thống.
- Thay thẻ ATM và tích hợp một số giấy tờ trên thẻ có sự kết hợp nhiều hình thức bảo mật tiên tiến của công nghệ thế giới (xác thực đa yếu tố) nhằm phòng ngừa các đối tượng xấu đánh cắp thông tin, làm giả thẻ ngân hàng để rút tiền để chiếm đoạt tài sản.
II. Hệ thống định danh và xác thực điện tử
Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 – 2030. Định danh và xác thực điện tử mang lại những lợi ích gồm: Công dân chỉ phải cung cấp và xác minh một lần duy nhất đối với cùng một thông tin cá nhân; Cung cấp dịch vụ xác thực trực tuyến; Xác minh danh tính đối với cá nhân; Xác minh danh tính của tổ chức, doanh nghiệp; Cung cấp dịch vụ ký điện tử, cụ thể:
1. Đối với người dân
Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Vì vậy, người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử được hưởng những lợi ích mạng lại như sau:
- Khi thực hiện các dịch vụ công (đăng ký cư trú, đăng ký cấp biển số lần đầu, đăng ký con giấu, …):
+ Chỉ khai thông tin một lần nhưng thực hiện được nhiều dịch vụ công, bảo đảm chính xác, thống nhất thông tin công dân.
+ Thông tin công dân sẽ được tự điền vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần.
+ Tiết kiệm kinh phí khi không phải sao gửi tài liệu giấy, công chứng.
+ Nộp và nhận kết quả khi thực hiện các thủ tục hành chính phi địa giới hành chính, phi thẩm quyền giải quyết và bất kể thời gian trong ngày (mọi lúc, mọi nơi).
- Khi chia sẻ thông tin để thực hiện các giao dịch điện tử: Chia sẻ thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã Qrcode. Công dân muốn chia sẻ thông tin nào, lựa chọn thông tin đó rồi tạo mã Qrcode để chia sẻ.
- Khi chia sẻ thông tin các giấy tờ vật lý, không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ, tránh thất lạc và thực hiện các thủ tục hành chính:
+ Hiển thị thông tin của Căn cước công dân
+ Hiển thị thông tin giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế,...
- Khi cần thực hiện các giao dịch tài chính: Thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…
- Hỗ trợ người có công, người yếu thế có thể nhận các gói an sinh xã hội.
2. Đối với Doanh nghiệp
Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Khi doanh nghiệp sử dụng định danh và xác thực điện tử được hưởng những lợi ích mang lại như sau:
- Trong lĩnh vực ngân hàng: Xác minh danh tính cá nhân, thực hiện xác thực trực tuyến để công dân đăng ký trực tuyến khi mở tài khoản ngân hàng; Đăng ký thẻ tín dụng; Xin vay vốn. Công dân không cần sử dụng nhiều loại giấy tờ để chứng minh, ngân hàng tránh được những rủi ro về nợ xấu, giả mạo, đảm bảo an toàn trong thanh toán, phòng chống rửa tiền và triệt tiêu các hoạt động giả mạo danh tính, đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng,…
- Trong lĩnh vực thương mại điện tử: Xác minh thông tin doanh nghiệp với doanh nghiệp; Xác minh thông tin người tiêu dùng với doanh nghiệp; Xác minh thông tin cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Như vậy sẽ hỗ trợ giao dịch trao đổi tin cậy, thanh toán điện tử thuận tiện (Mua vé máy bay, tàu, xe,…) và ký kết hợp đồng bằng chữ ký điện tử.
3. Đối với Cơ quan quản lý nhà nước
- Tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính cho công dân phi địa giới hành chính.
- Hồ sơ thực hiện các thủ tục hành chính của công dân được luân chuyển đúng người có thẩm quyền giải quyết (tránh sách nhiễu, tiêu cực).
- Cắt giảm, hạn chế tối đa các tài liệu, hồ sơ công dân phải cung cấp khi thực hiện các dịch vụ công trực tiếp và trên môi trường điện tử.
- Tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước trong việc lưu trữ hồ sơ giấy.
- Hạn chế tối đa việc công dân khai sai, khai nhầm các biểu mẫu trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
- Giúp tinh giảm biên chế, tăng năng suất lao động đồng thời điện tử hóa các quy trình của cơ quan chức năng nhà nước trong thực thi pháp luật như: Tòa án điện tử, xét xử trực tuyến,…
- Đối với lĩnh vực Bảo hiểm có thể xác định thông tin người đóng bảo hiểm là chính xác, duy nhất; Xác định được tình trạng việc làm.
- Đối với lĩnh vực y tế: Thông tin người có bảo hiểm y tế là chính xác, duy nhất; Cập nhật liên tục thông tin về hồ sơ bệnh án, đem lại sự liền mạch cho người dân khi thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
- Đối với lĩnh vực viễn thông: Thông tin thuê bao điện thoại, Internet là chính xác, duy nhất; Quản lý được các thuê bao di đông và thuê bao Internet.
- Đối với lĩnh vực giáo dục: Phục vụ công tác tuyển sinh; Quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Đối với lĩnh vực giao thông vận tải: Quản lý đăng ký phương tiện, giấy phép điều khiển phương tiện là chính xác, duy nhất; Quản lý được các đơn vị dịch vụ vận tải
4. Đối với công tác chỉ đạo, điều hành các cấp
- Tích hợp với hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm liên thông, nhanh chóng, hiệu quả theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Dự báo xu hướng trong lĩnh vực điều tra dân số, di biến động về dân cư và các chiến lược quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội,…
- Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin đã được làm giàu qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu khác để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội.
- Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân.
1. Ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030.
a) Phục vụ kết nối, chia sẻ và xác thực thông tin dân cư với các Bộ, ngành chuyên ngành.
Cơ sở dữ liệu dân cư được xây dựng với mục tiêu kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc nhằm:
- Tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, hạn chế tối đa sự trùng lặp thông tin.
- Giảm chi phí ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Để lưu trữ, quản lý các dữ liệu liên quan đến công dân trong trường hợp chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
b) Phục vụ công dân thực hiện các thủ tục hành chính
- Khắc phục tình trạng một người dân phải sử dụng quá nhiều giấy tờ cá nhân đồng thời thay thế cho việc phải xuất trình hoặc nộp bản sao có chứng thực các giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và thời gian đi lại của Nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
c) Phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
- Thông tin về dân cư được thu thập, cập nhật thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý chắc biến động dân cư.
- Quản lý các loại đối tượng hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
d) Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành
- Thực hiện nhiệm vụ thống kê, phân tích dân số theo yêu cầu của Tổng Cục thống kê đảm bảo nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí nhà nước.
- Triển khai Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) trên nền tảng bản đồ số, phục vụ hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và các chính sách khác.
2. Những giá trị, lợi ích của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và phải có sự kết nối chia serbaor đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra các giá trị mới. Những lợi ích từ việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với quá trình phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số nền kinh tế số, xã hội số, bao gồm:
- Thiết lập một hệ thống danh tính số thống nhất cho người dân với đầy đủ tính pháp lý, bảo đảm an toàn thông qua chìa khóa là số định danh cá nhân.
- Thông tin mang tính chính xác cao và được ghi nhận về tính pháp lý.
- Tạo nền tảng dữ liệu chuẩn cho việc xác thực thông tin công dân và sẵn sàng cho việc tạo ra hệ thống danh tính số.
- Hỗ trợ chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các tổ chức cung ứng dịch vụ công.
- Hỗ trợ cho người dân trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính, giúp kiểm tra xác thực thông tin công dân, hỗ trợ điền tự động các thông tin đã có vào các biểu mẫu mẫu đơn, tờ khai và cung cấp các tiện ích khác trên cơ sở các dữ liệu đã có.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm yêu cầu cấp, lưu hành có giấy tờ của công dân ở dạng giấy, đẩy mạnh việc quản lý dưới dạng điện tử.
- Thúc đẩy quá trình giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp không cần xác minh nhiều lần khi thực hiện giao dịch, từ đó giảm bớt các yêu cầu về xuất trình, đi lại, giao tiếp trực tiếp, giúp giảm bớt các chi phí xã hội có liên quan.
- Giúp giảm bớt gánh nặng hành chính cho cả người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
- Cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng
3. Những giá trị, lợi ích của Căn cước công dân
Căn cước công dân gắn chíp điện tử mang lại những lợi ích sau:
- Tích hợp nhiều loại thông tin giấy tờ như: Giấy phép điều khiển phương tiện, Đăng ký phương tiện, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,…
- Đem lại sự thuận tiện khi chỉ cần mang căn cước công dân gắn chip khi thực hiện các thủ tục, giao dịch. Theo đó, công dân không cần phải công chứng, xác nhận và đến nhiều nơi để làm thủ tục như trước kia hay xuất trình nhiều loại giấy tờ.
- Có thể tích hợp người phụ thuộc đi kèm như: con dưới 14 tuổi tích hợp đi kèm với CCCD của bố, mẹ; người mất năng lực hành vi dân sự tích hợp dữ liệu với người giám hộ,...
- Chíp điện tử có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học như dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng, hình ảnh,… cho phép xác thực đảm bảo chính xác con người. Qua đó, thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin của công dân.
- Giảm nguy cơ gian lận và giúp thực hiện các giao dịch an toàn trên môi trường điện tử dễ dàng hơn, từ đó góp phần thúc đẩy thương mại điện tử, kinh tế số, xã hội số.
- Tại các cửa khẩu trên bộ hoặc tại các sân bay hoàn toàn có thể lắp đặt các hệ thống kiểm soát ra vào tự động. Các ứng dụng định danh – xác thực trên thẻ Căn cước công dân giúp cho việc lưu thông được nhanh chóng, thuận tiện, hạn chế việc giả mạo danh tính cũng như kiểm soát việc ra vào một cách chặt chẽ và chính xác.
- Các thông tin về hồ sơ bệnh án, tình trạng việc làm, … có thể được cập nhật liên tục, đem lại sự liền mạch cho người dân khi thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hoặc khi làm việc tại các đơn vị hành chính công.
- Các hoạt động giả mạo danh tính, đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng,… được triệt tiêu nhờ việc định danh chính xác khách hàng.
- Giúp doanh nghiệp, tổ chức tiết kiệm nhiều kinh phí để xây dựng, duy trì, quản lý và bảo đảm an, ninh an toàn cho hệ thống.
- Thay thẻ ATM và tích hợp một số giấy tờ trên thẻ có sự kết hợp nhiều hình thức bảo mật tiên tiến của công nghệ thế giới (xác thực đa yếu tố) nhằm phòng ngừa các đối tượng xấu đánh cắp thông tin, làm giả thẻ ngân hàng để rút tiền để chiếm đoạt tài sản.
II. Hệ thống định danh và xác thực điện tử
Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 – 2030. Định danh và xác thực điện tử mang lại những lợi ích gồm: Công dân chỉ phải cung cấp và xác minh một lần duy nhất đối với cùng một thông tin cá nhân; Cung cấp dịch vụ xác thực trực tuyến; Xác minh danh tính đối với cá nhân; Xác minh danh tính của tổ chức, doanh nghiệp; Cung cấp dịch vụ ký điện tử, cụ thể:
1. Đối với người dân
Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Vì vậy, người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử được hưởng những lợi ích mạng lại như sau:
- Khi thực hiện các dịch vụ công (đăng ký cư trú, đăng ký cấp biển số lần đầu, đăng ký con giấu, …):
+ Chỉ khai thông tin một lần nhưng thực hiện được nhiều dịch vụ công, bảo đảm chính xác, thống nhất thông tin công dân.
+ Thông tin công dân sẽ được tự điền vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần.
+ Tiết kiệm kinh phí khi không phải sao gửi tài liệu giấy, công chứng.
+ Nộp và nhận kết quả khi thực hiện các thủ tục hành chính phi địa giới hành chính, phi thẩm quyền giải quyết và bất kể thời gian trong ngày (mọi lúc, mọi nơi).
- Khi chia sẻ thông tin để thực hiện các giao dịch điện tử: Chia sẻ thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã Qrcode. Công dân muốn chia sẻ thông tin nào, lựa chọn thông tin đó rồi tạo mã Qrcode để chia sẻ.
- Khi chia sẻ thông tin các giấy tờ vật lý, không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ, tránh thất lạc và thực hiện các thủ tục hành chính:
+ Hiển thị thông tin của Căn cước công dân
+ Hiển thị thông tin giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế,...
- Khi cần thực hiện các giao dịch tài chính: Thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…
- Hỗ trợ người có công, người yếu thế có thể nhận các gói an sinh xã hội.
2. Đối với Doanh nghiệp
Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Khi doanh nghiệp sử dụng định danh và xác thực điện tử được hưởng những lợi ích mang lại như sau:
- Trong lĩnh vực ngân hàng: Xác minh danh tính cá nhân, thực hiện xác thực trực tuyến để công dân đăng ký trực tuyến khi mở tài khoản ngân hàng; Đăng ký thẻ tín dụng; Xin vay vốn. Công dân không cần sử dụng nhiều loại giấy tờ để chứng minh, ngân hàng tránh được những rủi ro về nợ xấu, giả mạo, đảm bảo an toàn trong thanh toán, phòng chống rửa tiền và triệt tiêu các hoạt động giả mạo danh tính, đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng,…
- Trong lĩnh vực thương mại điện tử: Xác minh thông tin doanh nghiệp với doanh nghiệp; Xác minh thông tin người tiêu dùng với doanh nghiệp; Xác minh thông tin cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Như vậy sẽ hỗ trợ giao dịch trao đổi tin cậy, thanh toán điện tử thuận tiện (Mua vé máy bay, tàu, xe,…) và ký kết hợp đồng bằng chữ ký điện tử.
3. Đối với Cơ quan quản lý nhà nước
- Tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính cho công dân phi địa giới hành chính.
- Hồ sơ thực hiện các thủ tục hành chính của công dân được luân chuyển đúng người có thẩm quyền giải quyết (tránh sách nhiễu, tiêu cực).
- Cắt giảm, hạn chế tối đa các tài liệu, hồ sơ công dân phải cung cấp khi thực hiện các dịch vụ công trực tiếp và trên môi trường điện tử.
- Tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước trong việc lưu trữ hồ sơ giấy.
- Hạn chế tối đa việc công dân khai sai, khai nhầm các biểu mẫu trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
- Giúp tinh giảm biên chế, tăng năng suất lao động đồng thời điện tử hóa các quy trình của cơ quan chức năng nhà nước trong thực thi pháp luật như: Tòa án điện tử, xét xử trực tuyến,…
- Đối với lĩnh vực Bảo hiểm có thể xác định thông tin người đóng bảo hiểm là chính xác, duy nhất; Xác định được tình trạng việc làm.
- Đối với lĩnh vực y tế: Thông tin người có bảo hiểm y tế là chính xác, duy nhất; Cập nhật liên tục thông tin về hồ sơ bệnh án, đem lại sự liền mạch cho người dân khi thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
- Đối với lĩnh vực viễn thông: Thông tin thuê bao điện thoại, Internet là chính xác, duy nhất; Quản lý được các thuê bao di đông và thuê bao Internet.
- Đối với lĩnh vực giáo dục: Phục vụ công tác tuyển sinh; Quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Đối với lĩnh vực giao thông vận tải: Quản lý đăng ký phương tiện, giấy phép điều khiển phương tiện là chính xác, duy nhất; Quản lý được các đơn vị dịch vụ vận tải
4. Đối với công tác chỉ đạo, điều hành các cấp
- Tích hợp với hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm liên thông, nhanh chóng, hiệu quả theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Dự báo xu hướng trong lĩnh vực điều tra dân số, di biến động về dân cư và các chiến lược quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội,…
- Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin đã được làm giàu qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu khác để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội.
- Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân.