Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cao Bằng kiến nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật
- Thứ tư - 17/08/2022 07:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Cao Bằng đối với 02 vụ việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Vụ thứ nhất: Khoảng 15 giờ ngày 11/12/2021, Lưu Duy Mạnh (sinh năm 1992; Trú tại: Xóm Đồng Tâm, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đang nghỉ tại khách sạn Kim Đồng (địa chỉ: số 155, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng) thì nhận được tin nhắn từ số điện thoại +84589032104 với nội dung “BAN-da du DIEU KIEN NHAN` TIEN ho tro tu quy-BHTN. Bam vao m.rembbo.com de lay.-QUA-HAN SE KHONG-DUOC CHAP-NHAN!jlwl”. Mạnh đã thực hiện theo hướng dẫn của tin nhắn nhưng không nhận được tiền và sau đó Mạnh phát hiện tài khoản của Mạnh mở tại Ngân hàng BIDV bị trừ 358.678.892,đ (Ba trăm năm mươi tám triệu sáu trăm bảy mươi tám nghìn tám trăm chín mươi hai đồng).
Vụ thứ hai: Ngày 15/02/2022, Phạm Hồng Vân (sinh năm: 1992; Trú tại: tổ 11, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng) đăng nhập trang điện tử “Nội thương mại 01” để làm cộng tác viên chốt đơn tại nhà trên các trang thương mại điện tử và được tư vấn sau khi hoàn thành nhiệm vụ của shop bán hàng (mua các sản phẩm trong gian hàng online) sẽ được thanh toán tiền gốc và hoa hồng 10% giá trị sản phẩm. Ban đầu Vân nhận được tiền gốc và hoa hồng như đã thỏa thuận nhưng ở những nhiệm vụ mua hàng tiếp theo khi giá trị tăng dần, người hướng dẫn của trang web yêu cầu Vân phải chuyển đủ tiền của nhiệm vụ đang thực hiện mới được nhận tiền gốc và hoa hồng của nhiệm vụ mua hàng trước đó. Do tin tưởng nên Vân đã nhiều lần chuyển tiền đến 02 (hai) tài khoản Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), chủ tài khoản mang tên Nguyễn Hoàng Tuấn và Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam (MSB), chủ tài khoản mang tên Trần Hồng Sơn với tổng số tiền 456.840.000đ (Bốn trăm năm mươi sáu triệu tám trăm bốn mươi nghìn đồng) nhưng sau đó Vân không nhận lại được tiền như đã thỏa thuận.
Sau khi thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Cao Bằng đã gửi công văn đến các ngân hàng và nhà mạng đề nghị xác minh số tài khoản ngân hàng và số điện thoại các đối tượng sử dụng, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, xác minh nhưng hiện tại vẫn chưa xác định được các đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do những đối tượng này đều sử dụng các số điện thoại và tài khoản ngân hàng không chính chủ.
Qua hai vụ việc điển hình này và công tác điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cao Bằng nhận thấy: Hiện nay tình trạng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng phổ biến, các đối tượng phạm tội nhắn tin thông báo đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, thông báo trúng thưởng từ các ngân hàng hoặc công ty lớn, chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của người thân, bạn bè rồi nhắn tin đề nghị chuyển tiền hay thực hiện các nhiệm vụ mua hàng online. Đặc biệt đánh trúng tâm lý mong muốn kiếm tiền nhanh chóng của các bị hại, với cách "giăng bẫy" mỗi lần mua hàng, người mua được hoàn tiền, cộng thêm hoa hồng 10 - 20% giá trị đơn hàng, kẻ lừa đảo đã "dụ" được nhiều người để chiếm đoạt tiền như trong vụ việc trên. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi, với cách thức những đơn hàng giá trị nhỏ ban đầu, kẻ lừa đảo thanh toán đầy đủ, nhanh chóng kèm hoa hồng như đã hứa và "cộng tác viên online" mắc bẫy ở những đơn hàng giá trị cao hơn; Sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ ở đơn hàng, "cộng tác viên online" chưa nhận được lại tiền và hoa hồng nhưng kẻ lừa đảo vẫn tiếp tục thúc ép để được nhận lại tiền cần thực hiện thêm nhiệm vụ nữa và "cộng tác viên online" tiếp tục chuyển tiền để thực hiện nhiệm vụ mới và để tạo sự tin tưởng kẻ lừa đảo đã gửi ảnh, căn cước công dân cho "cộng tác viên online" và hứa hẹn đủ tín nhiệm sẽ được tất toán. Cùng với hình thức trao đổi tin nhắn qua ứng dụng, kẻ lừa đảo đã sử dụng các ứng dụng có máy chủ ở nước ngoài như Poatato Chat, DingTalk, Telegram... để che dấu vết và tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.
Trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng trong địa bàn các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung, tỉnh Cao Bằng nói riêng đã nhận được nhiều trình báo và cũng đã khám phá được nhiều vụ án liên quan đến các đối tượng phạm tội sử dụng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, trong đó có những vụ việc bị hại sinh sống và làm việc tại địa bàn thành phố Cao Bằng. Để công tác đấu tranh phòng ngừa vi phạm, tội phạm đạt hiệu quả và ngăn chặn kịp thời, phòng ngừa tội phạm, góp phần ổn định an ninh chính trị trên địa bàn thành phố Cao Bằng. Căn cứ Điều 5 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Điều 41, Điều 160 Bộ luật tố tụng Hình sự, Mới đây, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã có văn bản kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, chính quyền các xã, phường và các tổ chức đoàn thể thực hiện các nội dung như:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến quần chúng nhân dân để biết chiêu thức lừa đảo mới, tinh vi của các nhóm tội phạm sử dụng dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. Khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, không nên trao hết niềm tin, thông tin cá nhân, chuyển tiền cho các mối quan hệ quen biết trên mạng khi chưa có sự gặp gỡ trao đổi trực tiếp, không rõ nhân thân lai lịch; Không nên nghe theo các thông tin chưa được kiểm chứng, hoặc giao tiếp làm quen với người lạ qua mạng xã hội (đặc biệt là các tài khoản có nguồn gốc từ nước ngoài); Không đứng tên, chuyển giao tài khoản, nhận tiền, quà của những người không quen biết mà chưa xác minh được nguồn gốc.
Chủ động tiếp nhận thông tin, hướng dẫn các trường hợp bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng cần thông báo ngay đến ngân hàng mở tài khoản để báo cáo tra soát hoặc chặn giao dịch khi có thể, đồng thời hướng dẫn người dân chủ động tìm hiểu, lưu giữ các thông tin liên quan đến đối tượng chiếm đoạt tài sản và báo ngay đến cơ quan chức năng để xác minh, làm rõ.
Các cơ quan chức năng thực hiện đồng bộ cơ chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin giữa các đơn vị tại địa phương, giữa địa phương với các cơ quan chức năng. Phối hợp chặt chẽ trong việc nắm tình hình, kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện tội phạm để chủ động ngăn chặn, phòng ngừa.
Vụ thứ hai: Ngày 15/02/2022, Phạm Hồng Vân (sinh năm: 1992; Trú tại: tổ 11, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng) đăng nhập trang điện tử “Nội thương mại 01” để làm cộng tác viên chốt đơn tại nhà trên các trang thương mại điện tử và được tư vấn sau khi hoàn thành nhiệm vụ của shop bán hàng (mua các sản phẩm trong gian hàng online) sẽ được thanh toán tiền gốc và hoa hồng 10% giá trị sản phẩm. Ban đầu Vân nhận được tiền gốc và hoa hồng như đã thỏa thuận nhưng ở những nhiệm vụ mua hàng tiếp theo khi giá trị tăng dần, người hướng dẫn của trang web yêu cầu Vân phải chuyển đủ tiền của nhiệm vụ đang thực hiện mới được nhận tiền gốc và hoa hồng của nhiệm vụ mua hàng trước đó. Do tin tưởng nên Vân đã nhiều lần chuyển tiền đến 02 (hai) tài khoản Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), chủ tài khoản mang tên Nguyễn Hoàng Tuấn và Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam (MSB), chủ tài khoản mang tên Trần Hồng Sơn với tổng số tiền 456.840.000đ (Bốn trăm năm mươi sáu triệu tám trăm bốn mươi nghìn đồng) nhưng sau đó Vân không nhận lại được tiền như đã thỏa thuận.
Sau khi thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Cao Bằng đã gửi công văn đến các ngân hàng và nhà mạng đề nghị xác minh số tài khoản ngân hàng và số điện thoại các đối tượng sử dụng, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, xác minh nhưng hiện tại vẫn chưa xác định được các đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do những đối tượng này đều sử dụng các số điện thoại và tài khoản ngân hàng không chính chủ.
Trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng trong địa bàn các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung, tỉnh Cao Bằng nói riêng đã nhận được nhiều trình báo và cũng đã khám phá được nhiều vụ án liên quan đến các đối tượng phạm tội sử dụng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, trong đó có những vụ việc bị hại sinh sống và làm việc tại địa bàn thành phố Cao Bằng. Để công tác đấu tranh phòng ngừa vi phạm, tội phạm đạt hiệu quả và ngăn chặn kịp thời, phòng ngừa tội phạm, góp phần ổn định an ninh chính trị trên địa bàn thành phố Cao Bằng. Căn cứ Điều 5 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Điều 41, Điều 160 Bộ luật tố tụng Hình sự, Mới đây, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã có văn bản kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, chính quyền các xã, phường và các tổ chức đoàn thể thực hiện các nội dung như:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến quần chúng nhân dân để biết chiêu thức lừa đảo mới, tinh vi của các nhóm tội phạm sử dụng dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. Khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, không nên trao hết niềm tin, thông tin cá nhân, chuyển tiền cho các mối quan hệ quen biết trên mạng khi chưa có sự gặp gỡ trao đổi trực tiếp, không rõ nhân thân lai lịch; Không nên nghe theo các thông tin chưa được kiểm chứng, hoặc giao tiếp làm quen với người lạ qua mạng xã hội (đặc biệt là các tài khoản có nguồn gốc từ nước ngoài); Không đứng tên, chuyển giao tài khoản, nhận tiền, quà của những người không quen biết mà chưa xác minh được nguồn gốc.
Chủ động tiếp nhận thông tin, hướng dẫn các trường hợp bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng cần thông báo ngay đến ngân hàng mở tài khoản để báo cáo tra soát hoặc chặn giao dịch khi có thể, đồng thời hướng dẫn người dân chủ động tìm hiểu, lưu giữ các thông tin liên quan đến đối tượng chiếm đoạt tài sản và báo ngay đến cơ quan chức năng để xác minh, làm rõ.
Các cơ quan chức năng thực hiện đồng bộ cơ chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin giữa các đơn vị tại địa phương, giữa địa phương với các cơ quan chức năng. Phối hợp chặt chẽ trong việc nắm tình hình, kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện tội phạm để chủ động ngăn chặn, phòng ngừa.