Nâng cao ý thức và tạo thói quen "đã uống bia thì không lái xe"
- Thứ hai - 06/06/2022 05:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ở nước ta nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng, hàng năm tai nạn giao thông với lý do sử dụng rượu bia đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Số vụ tai nạn ngày càng tăng lên, không chỉ gây nguy hiểm cho chính bản thân người lái xe mà còn có cả những người xung quanh. Để giúp người tham gia giao thông an toàn, thời gian qua, tại thành phố Cao Bằng đã hình thành các dịch vụ "Lái xe hộ cho người sử dụng rượu bia". Song do nhiều nguyên nhân khác nhau, dịch vụ này vẫn chưa thể phát triển.
Anh Ngọc Quỳnh, trú tại phường Tân Giang làm nghề lái xe Taxi đã nhiều năm, đi nhiều và chứng kiến không ít vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia. Với mong muốn mọi người được an toàn và tăng thêm thu nhập cho cá nhân và bạn bè đồng nghiệp. Cách đây hơn 2 năm anh Quỳnh đã lập nên một nhóm bao gồm những người trong nghề để tổ chức thành dịch vụ "Lái hộ xe cho người sử dụng rượu bia". Tuy nhiên, quá trình triển khai có rất ít người sử dụng dịch vụ này. Anh Quỳnh chia sẻ: " Ban đầu khi mới mở dịch vụ, mặc dù chúng tôi cũng đã thông tin rộng rãi trên các trang mạng xã hội, cũng có 1-2 trường hợp gọi hỏi để biết, còn sử dụng dịch vụ này thì chưa có trường hợp nào. Nguyên nhân theo anh Quỳnh thì địa bàn thành phố tương đối thuận lợi, có nhiều lối đi, nên bằng cách này cách khác, người tham gia giao thông mặc dù có sử dụng rượu, bia nhưng hầu hết không sử dụng dịch vụ lái hộ mà thông qua các mối quan hệ của cá nhân để xin xỏ khi lực lượng chức năng kiểm tra hoặc tìm lối đi khác để né tránh chốt kiểm tra của lực lượng chức năng.
Mặc dù không làm nghề lái xe, song xét thấy nhu cầu lái xe hộ sau khi người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia, nhất là từ khi Nghị định 100 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020, các chế tài xử phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện đều được tăng cao, mức phạt có thể lên tới 40 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 22-24 tháng đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 l khí thở. Năm 2020, Anh Chu Xuân Phong, trú tại phố Kim Đồng, phường Hợp Giang cũng đã triển khai dịch vụ lái xe hộ đưa đón người uống rượu bia. Nhưng quá trình triển khai cũng đã gặp không ít khó khăn, sau một thời gian ngắn buộc anh phải tạm dừng hoạt động. Anh Phong cho rằng: Mặc dù đây là dịch vụ rất hữu ích, song do nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, vẫn còn tình trạng tránh né chốt thông qua việc tìm hiểu các điểm chốt được các hội nhóm công khai trên các trang mạng xã hội tại những thời điểm lực lượng chức năng triển khai kiểm tra để tránh né. Vì vậy, khi tôi mở dịch vụ lái xe hộ đưa đón người uống rượu bia có rất ý người gọi hỏi và sử dụng dịch vụ.
Theo thống kê của Ban ATGT Quốc gia: Từ đầu năm tới nay, cả nước đã xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông do rượu bia, khiến 85 người thiệt mạng và làm 77 người bị thương. Chỉ riêng trong tháng 5/2022, có tới 3 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng liên quan tới rượu bia, làm 8 người tử vong, 01 người bị thương nặng.
Đặc biệt, mới đây vào đêm ngày mùng 2/6, tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô và xe máy gây nên hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm cả 3 người trong một gia đình tử vong tại chỗ. Nguyên nhân được xác định do lái xe oto sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Những con số này cho thấy, tình trạng sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn chưa được đẩy lùi, người tham gia giao thông vẫn chưa thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Do đó, để kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông, hạn chế tối đa những vụ việc tai nạn gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, đồng thời hình thành thói quen "đã uống rượu bia thì không lái xe" của người tham gia giao thông thì cùng với sự vào cuộc tích cực của các lực lượng chức năng trong việc xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật, thì các cấp chính quyền, các tổ chức, đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tác hại và hậu quả do rượu, bia gây ra trong quá trình tham gia giao thông, tổ chức ký cam kết không sử dụng rượu, bia khi lái xe…qua đó, giúp người dân từng bước điều chỉnh, thay đổi hành vi, tạo nên thói quen lái xe an toàn, đã uống rượu, bia thì không khi lái xe.
Theo thống kê của Ban ATGT Quốc gia: Từ đầu năm tới nay, cả nước đã xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông do rượu bia, khiến 85 người thiệt mạng và làm 77 người bị thương. Chỉ riêng trong tháng 5/2022, có tới 3 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng liên quan tới rượu bia, làm 8 người tử vong, 01 người bị thương nặng.
Những con số này cho thấy, tình trạng sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn chưa được đẩy lùi, người tham gia giao thông vẫn chưa thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.