Những điều cần biết về vắc xin Vero Cell do Chính phủ Trung Quốc sản xuất được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam.
- Thứ ba - 12/10/2021 04:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vắc xin Vero Cell do Công ty Sinopharm, Trung Quốc sản xuất là vắc xin phòng bệnh do vi rút SARS-CoV-2 (COVID-19) gây ra. Vắc xin Vero Cell được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi lọ chứa 01 liều vắc xin, mỗi liều (0,5 ml), thành phần của vắc xin này được bổ sung hydroxit nhôm để tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8oC và không để đông băng vắc xin; hạn sử dụng 2 năm, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên, lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần; Liều lượng, đường tiêm: 0,5ml, tiêm bắp. Phản ứng sau tiêm chủng ghi nhận được hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn gồm: phản ứng tại chỗ tiêm rất phổ biến là đau ở chỗ tiêm, không phổ biến đỏ, sưng, cứng, ngứa. Phản ứng toàn thân phổ biến nhất là đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa. Đây là những phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin, những dấu hiệu này cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc xin, cụ thể là kháng nguyên (một chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch). Do đó, các phản ứng sau tiêm phổ biến và ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt cho thấy vắc xin đang hoạt động. Các dấu hiệu này thường tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, không gặp tác dụng phụ thì không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả. Nói cách khác, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau sau khi tiêm vắc xin.
Ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc vào cuối năm 2019, đầu năm 2020, đến tháng 2/2020 Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (si nô pha) đã tiến hành nghiên cứu vắc xin COVID-19 bằng công nghệ bất hoạt.
Sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020 vắc xin này đã được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn tiến hành thử nghiệm trên người.
Ngày 23/6/2020, vắc xin bắt được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Các Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất Bahrain (Ba-ranh), Ai Cập, Peru, Maroc và Argentina. Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế Các Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vắc xin COVID-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%.
Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã cấp phép sử dụng có điều kiện đối với vắc xin này, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 79.34%; tỷ lệ sinh ra kháng thể trung hòa là 99,52%.
Ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc vào cuối năm 2019, đầu năm 2020, đến tháng 2/2020 Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (si nô pha) đã tiến hành nghiên cứu vắc xin COVID-19 bằng công nghệ bất hoạt.
Sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành công trên động vật, cuối tháng 4/2020 vắc xin này đã được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn tiến hành thử nghiệm trên người.
Ngày 23/6/2020, vắc xin bắt được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Các Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất Bahrain (Ba-ranh), Ai Cập, Peru, Maroc và Argentina. Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế Các Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vắc xin COVID-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%.
Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã cấp phép sử dụng có điều kiện đối với vắc xin này, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 79.34%; tỷ lệ sinh ra kháng thể trung hòa là 99,52%.
Ngày 1/4/2021, Bộ Y tế Hungary giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc được ban hành bởi Cơ quan quản lý dược Châu Âu - là một cơ quan trực thuộc liên minh Châu Âu EU, chịu trách nhiệm về đánh giá khoa học, kiểm tra và giám sát an toàn các loại thuốc trong EU, Sinopharm là doanh nghiệp đầu tiên của Trung Quốc được cấp chứng nhận này.
Ngày 7/5/2021, vắc xin COVID-19, là vắc xin thứ 6 trên thế giới được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.2%, Vắc xin Vero Cell, đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell là vắc xin thứ 3 được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp từ ngày 3/6/2021 sau AstraZeneca và Sputnik V.
Theo Quyết định số 3020/QĐ-BYT ngày 23/6/2021 của Bộ Y tế về việc phân bổ vắc xin phòng COVID-19 đợt 6, vắc xin COVID-19 (Vero Cell) do Chính phủ Trung Quốc viện trợ sẽ ưu tiên tiêm cho 3 nhóm đối tượng gồm: công dân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc, người dân có nhu cầu, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc. Các đối tượng và địa bàn ưu tiên vẫn tuân thủ thực hiện theo Nghị quyết số 21/NĐ-CP của Chính phủ về mua sử dụng vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo các đối tượng ưu tiên được tiêm vắc xin đúng theo qui định.
Tạm thời, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng vắc xin Vero Cell cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn những nguy cơ có thể xảy ra. WHO không khuyến cáo trì hoãn mang thai hoặc cân nhắc việc bỏ thai vì tiêm vắc xin; Phụ nữ đang cho con bú tiêm vắc xin như những người trưởng thành khác mà không cần ngừng cho con bú sau khi tiêm chủng.
Chống chỉ định: Những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Vero Cell không nên tiêm; Những người có thân nhiệt trên 38,5ºC nên hoãn tiêm vắc xin cho đến khi hết sốt; Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit nhôm.
Chưa có đầy đủ dữ liệu về khả năng sử dụng thay thế cho nhau của vắc xin COVID-19 Vero Cell bất hoạt của Sinopharm, với vắc xin phòng COVID-19 khác. Do đó khuyến cáo tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vắc xin phòng COVID-19 và nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 tối thiểu cách 14 ngày với tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh khác.
Để góp phần ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường; bảo đảm mục tiêu kép: phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất kinh doanh; duy trì sản xuất kinh doanh để có nguồn lực phòng, chống dịch, tại thông báo số 167/TB-VPCP ngày 23 tháng 6 năm 2021 của văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm phương châm "5K + vắc xin". Tiếp cận bình đẳng tiêm các loại vắc xin khác nhau cho hợp lý, tránh tình trạng, tâm lý chờ đợi, lựa chọn vắc xin, có loại nào phải dùng ngay loại đó, tinh thần là kịp thời, an toàn, hiệu quả.
Ngày 7/5/2021, vắc xin COVID-19, là vắc xin thứ 6 trên thế giới được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.2%, Vắc xin Vero Cell, đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell là vắc xin thứ 3 được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp từ ngày 3/6/2021 sau AstraZeneca và Sputnik V.
Theo Quyết định số 3020/QĐ-BYT ngày 23/6/2021 của Bộ Y tế về việc phân bổ vắc xin phòng COVID-19 đợt 6, vắc xin COVID-19 (Vero Cell) do Chính phủ Trung Quốc viện trợ sẽ ưu tiên tiêm cho 3 nhóm đối tượng gồm: công dân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc, người dân có nhu cầu, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc. Các đối tượng và địa bàn ưu tiên vẫn tuân thủ thực hiện theo Nghị quyết số 21/NĐ-CP của Chính phủ về mua sử dụng vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo các đối tượng ưu tiên được tiêm vắc xin đúng theo qui định.
Tạm thời, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng vắc xin Vero Cell cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn những nguy cơ có thể xảy ra. WHO không khuyến cáo trì hoãn mang thai hoặc cân nhắc việc bỏ thai vì tiêm vắc xin; Phụ nữ đang cho con bú tiêm vắc xin như những người trưởng thành khác mà không cần ngừng cho con bú sau khi tiêm chủng.
Chống chỉ định: Những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Vero Cell không nên tiêm; Những người có thân nhiệt trên 38,5ºC nên hoãn tiêm vắc xin cho đến khi hết sốt; Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit nhôm.
Chưa có đầy đủ dữ liệu về khả năng sử dụng thay thế cho nhau của vắc xin COVID-19 Vero Cell bất hoạt của Sinopharm, với vắc xin phòng COVID-19 khác. Do đó khuyến cáo tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vắc xin phòng COVID-19 và nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 tối thiểu cách 14 ngày với tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh khác.
Để góp phần ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường; bảo đảm mục tiêu kép: phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất kinh doanh; duy trì sản xuất kinh doanh để có nguồn lực phòng, chống dịch, tại thông báo số 167/TB-VPCP ngày 23 tháng 6 năm 2021 của văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm phương châm "5K + vắc xin". Tiếp cận bình đẳng tiêm các loại vắc xin khác nhau cho hợp lý, tránh tình trạng, tâm lý chờ đợi, lựa chọn vắc xin, có loại nào phải dùng ngay loại đó, tinh thần là kịp thời, an toàn, hiệu quả.