1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
7. Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.”
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một bộ phận quần chúng nhân dân do chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm hoặc cố tình vi phạm các hành vi nêu trên. Nổi lên gần đây là tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép đang ngày càng trở thành vấn đề gây bức xúc xã hội. Trong khi các cấp, các ngành đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, thì trên tuyến biên giới, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa gây mất ổn định an ninh, trật tự địa bàn, làm tăng nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, đồng thời gây rủi ro cho chính bản thân người dân. Thực tế, nhiều trường hợp xuất nhập cảnh trái phép đã trở thành nạn nhân của các đường dây mua bán người; bị chủ sử dụng lao động đối xử ngược đãi, cưỡng bức lao động, chiếm đoạt tiền công lao động; nhiều trường hợp gặp tai nạn, thậm chí tử vong tại nước ngoài nhưng không được pháp luật nước sở tại bảo hộ.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh cần phải được phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi xuất nhập cảnh trái phép sẽ được xử lý theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi và số lần vi phạm để áp dụng chế tài phù hợp, có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hình thức xử phạt hành chính, Điều 17, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi “cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền”.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: (1) “qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định”; (2) “trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài”.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với “chủ phương tiện, người điều khiện các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép”.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi “giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép”.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi “tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép”.
Về trách nhiệm hình sự, theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
- Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
- Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép quy định:
“1. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
2. Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (b) Phạm tội 02 lần trở lên; (c) Đối với từ 05 người đến 10 người; (d) Có tính chất chuyên nghiệp; (đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Đối với 11 người trở lên; (b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; (c) Làm chết người.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.
Công tác đấu tranh phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, tự giác thực hiện của Nhân dân; nhất là phát huy vai trò, trách nhiệm của các chi bộ Đảng, tổ dân phố, xóm, xã, sự gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên, những người có uy tín trong cộng đồng.
Để góp phần hạn chế và ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Cao Bằng tích cực thực hiện một số biện pháp sau:
1. Tự giác chấp hành quy định của pháp luật khi xuất cảnh, nhập cảnh. Không tham gia xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép; không chứa chấp người xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép; không tổ chức, môi giới, đưa dẫn người khác xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép.
2. Luôn đề cao ý thức cảnh giác trước các biểu hiện của hoạt động xuất nhập cảnh trái phép như: người địa phương khác tới thuê nhà nghỉ tại khu vực biên giới; không đi qua đường cửa khẩu chính ngạch mà chủ yếu đi lại trên các đường mòn, lối mở biên giới vào ban đêm; thuê xe taxi, xe ôm ra khu vực biên giới hoặc từ biên giới vào nội địa...
3. Khi phát hiện hành vi xuất nhập cảnh trái phép, đề nghị người dân thông báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc qua số điện thoại đường dây nóng 069.2409.166.
Mỗi công dân hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, kiên quyết đấu tranh, tố giác kịp thời các hành vi xuất nhập cảnh trái phép nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Nguồn tin: Công an tỉnh Cao Bằng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn