NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng
1.1. Đối tượng:
Chủ hộ gia đình (nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, căn hộ nhà chung cư, nhà tập thể,. ); cá nhân, thành viên của hộ gia đình.
1.2. Nội dung:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH; chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về công tác PCCC và CNCH trong tình hình mới;
- Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH;
-Trách nhiệm của chủ hộ gia đình, cá nhân trong công tác PCCC và CNCH;
- Các điều kiện an toàn PCCC và CNCH; nguy cơ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy, nổ;
- Các biện pháp phòng cháy; kỹ năng thoát nạn, xử lý, sử dụng phương tiện PCCC và CNCH khi có cháy, nổ xảy ra. (Có tài liệu hướng dẫn tham khảo)
1.3. Mục tiêu:
- Mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 01 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH; nắm chắc được cách thức sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu, phương pháp, kỹ năng xử lý sự cố cháy ban đầu, kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy ra.
- Tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình trang bị các phương tiện chữa cháy, CNCH; phấn đấu mỗi hộ gia đình phải tự trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy và dụng cụ, phương tiện CNCH cần thiết (xà beng, kìm cộng lực, mặt nạ lọc độc, đèn pin ).
2. Duy trì, xây dựng, nhân rộng các mô hình an toàn về PCCC và CNCH
2.1. Mô hình tổ liên kết an toàn PCCC, điểm cháy công cộng
- Mô hình phải triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động đồng bộ theo chỉ tiêu của Bộ Công an (hoàn thành trước ngày 20/6/2023) gồm:
(1) Tổ liên gia an toàn PCCC;
(2) Điểm chữa cháy công cộng.
- Mô hình triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương;
Căn cứ vào đặc điểm của từng địa bàn, khu dân cư, loại hình cơ sở để lựa chọn và xây dựng mô hình an toàn về PCCC, tranh để sót lọt đối tượng thuộc diện xây dựng mô hình.
2.2. Tiêu chí xây dựng mô hình
(1) Mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”
* Đối tượng: Người dân thường xuyên sinh sống, làm việc tại hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
* Tiêu chí xây dựng, duy trì mô hình
- Có quy chế hoạt động của tổ liên gia (phân công nhiệm vụ tổ trưởng, tổ viên, chủ hộ gia đình, người dân sinh sống tại các hộ gia đình; chế độ hoạt động…);
- Mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 01 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng về PCCC và CNCH;
- Tự trang bị phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH: Vận động mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay (loại bình bột ABC hoặc bình khí CO2) và tối thiểu 01 dụng cụ phá dỡ (xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu…); ngoài ra có thể trang bị thêm dụng cụ phục vụ thoát nạn như đèn pin, mặt nạ phòng độc,… Các phương tiện để ở nơi quy định (dễ thấy, dễ lấy); Có hệ thống thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng.
(2) Mô hình “Điểm chữa cháy công cộng”
* Đối tượng: Các ngõ, hẻm sâu tập trung nhiều nhà (nhà ở hộ gia đình hoặc hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh) có chiều sâu từ 50m trở lên, xe chữa cháy không tiếp cận được.
* Tiêu chí xây dựng, duy trì mô hình
- Bố trí các điểm chữa cháy thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện để chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; không cản trở lối đi lại của người dân, tránh mưa, nắng và có biển thông báo (khoảng cách giữa 02 điểm đặt phương tiện khoảng
50m). Phải có quy định về quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH tại các điểm chữa cháy công cộng (trong đó quy định rõ việc sử dụng, quản lý; kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế phương tiện khi hỏng hóc hoặc sau khi sử dụng).
- Số lượng, chủng loại phương tiện tại mỗi điểm: 01 biển thông báo bằng tôn, nền màu đỏ, chữ màu vàng bằng tiếng việt “ĐIỂM CHỮA CHÁY CÔNG CỘNG”; 02 bình chữa cháy xách tay; nội quy quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH; tối thiểu 01 xà beng hoặc kim cộng lực (căn cứ điều kiện thực tế).
- Ban hành, niêm yết quy trình xử lý sự cố cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ (các bước xử lý cháy, nổ, sự cố; số điện thoại liên hệ: Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số 114, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH trên địa bàn, UBND hoặc Công an phường xã, Lực lượng dân phòng....) và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Căn cứ vào điều kiện thực tế, khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, đầu nối, thiết bị mở khóa: khu vực có ao, hồ, bể nước có thể trang bị máy bơm chữa cháy khiêng tay, lăng vòi chữa cháy…).
THỜI GIAN, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
- Trước ngày 20/6/2023: 100% hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh hàng hóa dễ cháy,nổ liền kề nhau tham gia tổ liên gia; Ưu tiên hoàn thành trước các tổ liên gia tại các khu phố tập trung đông người có nhiều nhà ở hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ; kết hợp tập huấn kiến thức, kỹ năng về PCCC và hướng dẫn thực hiện tập phương án chữa cháy, thoát nạn tại tổ liên gia khi được thành lập.
- Trước ngày 30/8/2023: Vận động từ 50% hộ gia đình trên địa bàn tự trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy; từ 50% hộ gia đình có ít nhất 01 người được tập huấn về kỹ năng đốt cháy, kỹ năng thoát nạn.
- Trước ngày 30/11/2023: Vận chuyển 100% hộ gia đình có ít nhất 01 người được tập huấn về kỹ năng cứu hỏa, thoát nạn, cách sử dụng bình chữa cháy xách tay.
- Tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình có lối thoát ra khẩn cấp thứ 2 (đối với nhà từ 02 tầng trở lên), có phương án thoát nạn phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình.
Các văn bản và hướng dẫn xin tải về dưới đây:
1. Kế hoạch tuyên truyền /uploads/news/2023_06/ubnd-thanh-pho-ke-hoach-tuyen-truyen-ve-cong-tac-pccc-va-cnch-2023-4.pdf
2. Hướng đẫn đăng ký chỉ tiêu /uploads/news/2023_06/phu-luc-i.doc
3. Hướng dẫn XD mô hình tổ liên gia tự quản PCCC /uploads/news/2023_06/phu-luc-ii.doc
4. Hướng dẫn tuyên truyền tập huấn kỹ năng PCCC và CNCH /uploads/news/2023_06/phu-luc-iii.docx