THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÁO

Thứ năm - 08/12/2022 16:31
THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ NGHỊ ĐỊNH 137/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÁO
 
Phân biệt Pháo nổ, Pháo hoa:
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, pháo được quy định:
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ.
Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
- Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bán không vượt quá 120 m;
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa cụ thể:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
 
Ngoài ra, tại khoản 1 điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định cấm người dân nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.
(Trừ các trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP).

Các hình thức xử phạt:
Chính phủ ban hành Nghị Định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 (có hiệu lực kể từ ngày01/01/2022) thay thế cho Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình.
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH:
- Hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép: Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.
- Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo: phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
- Hành vi sản xuất, tàng trữ, buôn bán: phạt tiền từ 100 triệu đến 3 tỷ đồng.
 
TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ:
- Tội sản xuất hoặc buôn bán pháo nổ theo điểm c, Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) với hình phạt cao nhất tới 15 năm tù.
- Tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318, mức phạt cao nhất đến 7 năm tù.
Khi phát hiện các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng pháo đề nghị mọi người dân báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý theo quy định.
Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo nổ, sử dụng trái phép pháo hoa, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân.


Kế hoạch Tăng cường thực hiện công tác quản lý và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Quý Mão 2023  của UBND thành phố Cao Bằng tải về tại đây: 
 /uploads/news/2022_12/kh-quan-ly-phao-2023.pdf

Tác giả bài viết: PV Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây