Trường THCS Hợp Giang tổ chức chương trình ngoại khóa Chào xuân 2024 "Xuân gắn kết, Tết yêu thương"

Thứ ba - 20/02/2024 11:24
Sáng 19/2, Trường THCS Hợp Giang đã tổ chức chương trình ngoại khóa Chào xuân 2024. Tham dự chương trình có lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố; Thầy cô giáo và trên 1.600 học sinh trong toàn trường. Đặc biệt, Chương trình còn có sự tham dự của Nhà giáo Trần Trung Hiếu, Giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An. 
1504440b ee6a 485e 928c b2dc2b9a4603
Văn nghệ chào Xuân 2024
Với chủ đề “Xuân kết nối – Tết yêu thương”, tại chương trình, các em học sinh đã mang đến không khí xuân ấm ấp và đầy sôi động với các tiết mục múa hát đặc sắc, ý nghĩa và mang đậm bản sắc văn hóa quê hương.
3a50f4ab 25e4 4f28 99ef c284590834d0
Trên 1.600 học sinh và thầy cô giáo đã được Nhà giáo Trần Trung Hiếu, Giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ phương pháp học tập, giảng dạy bộ môn Lịch sử. 
Điểm nhấn của chương trình đó là các em học sinh đã được Nhà giáo Trần Trung Hiếu, Giáo viên dạy bộ môn Lịch Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An chia sẻ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục lịch sử và cách thức tiếp cận và học tập hiệu quả của bộ môn lịch sử. Trong đó, nhấn mạnh: Lịch sử là môn học không thể thiếu trong chương trình phổ thông và bất cứ ai cũng phải có kiến thức về lịch sử. Câu ngạn ngữ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” xuất phát từ lời Bác Hồ từng nói năm 1942. Xét về mục đích, bất cứ một học sinh ở bất cứ quốc gia, dân tộc nào thì môn toán có thể không giỏi, ngoại ngữ chưa thể xuất sắc nhưng không thể nói rằng môn sử không biết gì. Ngay từ thuở ấu thơ, hầu như nhiều em trước khi được đến trường, học chữ đã được ông bà, cha mẹ ru bằng những làn điệu dân ca, kể các truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại như Lạc Long Quân – Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng, Chiếc nỏ thần. Các em đã được học sử từ những câu chuyện lịch sử của tổ tiên ta dựng nước và giữ nước. Không biết cội nguồn thì sẽ không bao giờ thấy được mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là vế thứ nhất: “Dân ta phải biết sử ta”. Trước khi biết về lịch sử đất nước thì phải yêu quê hương mình. Trước khi yêu quê hương thì phải yêu chính họ tộc mình, gia đình mình. Giáo dục con người luôn cần tính hướng thiện và nhân văn. Đừng nên vong ơn bội nghĩa với những người có công với đất nước.
06e41710 8a0d 47e1 bcf5 2585756432f5
Hiệu trưởng nhà trường lì xì đầu năm cho đại diện 34 lớp của nhà trường 
Bằng sự tâm huyết và trách nhiệm của một nhà giáo có trên 30 giảng dạy bộ môm lịch sử và có nhiều tâm huyết với lịch sử dân tộc cũng như có nhiều bài báo viết về chủ đề giáo dục và phương pháp giảng dạy môn lịch sử tại các cơ sở giáo dục - Nhà giáo Trần Trung Hiếu đã "truyền lửa" cho học sinh không chỉ về niềm say mê môn học lịch sử mà còn bồi đắp thêm cho em về niềm tự hào, tự tôn dân tộc và những công lao to lớn của các thế hệ cha anh đi trước đang không tiếc máu xương hy sinh vì niềm độc lập, tự do của Tổ quốc.

Tác giả bài viết: Long Huyền (Ảnh CTV)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây