Ngành giáo dục nỗ lực chuyển đổi số

Thứ năm - 07/03/2024 22:10
Năm 2023, ngành giáo dục đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong công tác giảng dạy và học tập, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới, sáng tạo và hiệu quả, góp phần giúp thầy và trò phát huy khả năng tư duy, chủ động và hội nhập hơn với xu thế phát triển của xã hội. 
Năm học 2023 - 2024, Trường Tiểu học Hòa Chung (Thành phố) có 15 lớp, 546 học sinh. Từ đầu năm học đến nay, nhà trường có hơn 1.400 số tiết bài giảng điện tử, 34 bài học STEM. Môi trường số đang dần trở nên quen thuộc hơn với giáo viên và học sinh, nhà trường đang thay đổi mô hình tổ chức giảng dạy với nội dung và cách dạy dựa trên các bài học điện tử.
116571 cac bai hoc duoc trinh chieu tai truong tieu hoc hoa chung thanh pho tren man hinh voi nhung hinh anh minh hoa sinh dong cu the tao su cuon hut hung t 18502807
Các bài học được trình chiếu tại Trường Tiểu học Hòa Chung (Thành phố) trên màn hình với những hình ảnh minh họa sinh động, cụ thể, tạo sự cuốn hút, hứng thú với học sinh.
Giáo viên sử dụng các phần mềm, ứng dụng để có thể lồng ghép âm thanh, hình ảnh, video liên quan đến bài giảng để học sinh có thể hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động, học sinh có thể ghi nhớ kiến thức sâu hơn, lâu hơn và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Diện mạo của một trường học mới còn áp dụng các phần mềm thông minh để quản trị nhà trường, từ đó giảm bớt hồ sơ, sổ sách, giấy tờ và các thủ tục hành chính.

Cô giáo Đàm Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Chung chia sẻ: Thông qua các phần mềm như: quản lý nhân sự, quản lý chất lượng học sinh, phần mềm quản lý công tác tài chính, kế toán… giúp cán bộ, quản lý nhà trường tiết kiệm nhiều thời gian. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp nhà trường có thể nắm bắt một cách nhanh nhất, chính xác nhất chất lượng giảng dạy của nhà trường. 

Trường Mầm non 1/6 (Thành phố) xây dựng 1 phòng học công nghệ thông tin dành cho trẻ mầm non với 5 máy vi tính và 1 bàn tương tác thông minh. Tại đây, trẻ được giáo viên hướng dẫn cách sử dụng máy tính để thao tác mở các phần mềm phục vụ việc học tập. Trước đây, giáo viên mầm non phải vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng cho trẻ, hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên có thể sử dụng mạng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú. Những công cụ học tập trực quan, sinh động với hiệu ứng của âm thanh và màu sắc thu hút sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ, cho trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài học, nhờ đó, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm cũng được thực hiện một cách dễ dàng hơn.

Theo cô giáo Lâm Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non 1/6 việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên tìm ra kho tài liệu giảng dạy phong phú, sinh động giúp trẻ tìm thấy sự hứng thú trong học tập. Giáo viên có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và sáng tạo nội dung giảng dạy. Nguồn tài liệu phong phú, nội dung bài giảng hấp dẫn, sinh động, kích thích sự đam mê từ giáo viên và sự tò mò, ham học hỏi của trẻ mầm non. Khi được tiếp cận công nghệ từ sớm sẽ giúp trẻ hình thành thói quen học tập, bắt được nhịp dạy khi lên các bậc học cao hơn.

Việc chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ dần thay đổi phương pháp giảng dạy từ truyền thống sang tích cực, giúp người dạy và người học phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tiết kiệm thời gian, nhà giáo có thêm thời gian cho chuyên môn, sát sao học sinh hơn.
116572 hoc sinh truong mam non 1 6 su dung ban tuong tac thong minh trong bai hoc tren lop 18504607
Học sinh Trường Mầm non 1/6 sử dụng bàn tương tác thông minh trong bài học trên lớp.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng, chuyển đổi số đã, đang và sẽ tác động đến công tác quản lý, hoạt động dạy và học. Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo cơ sở để thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành.

Bà Nguyễn Ngọc Thư,Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho biết: Hiện tại, công tác điều hành, quản lý của ngành chủ yếu thực hiện trên môi trường mạng, thống nhất từ cấp sở đến phòng giáo dục và các cơ sở giáo dục; triển khai ứng dụng có hiệu quả các phần mềm như: cơ sở dữ liệu ngành, phổ cập giáo dục xóa mù chữ, quản lý thi, kế toán…, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị, quản lý, từ đó xây dựng kinh tế số, xã hội số theo chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.

Ngành giáo dục triển khai có hiệu quả công tác chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả tích cực và thay đổi diện mạo ngành, từng bước đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành và công tác giảng dạy, học tập, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh với một số kết quả nổi bật như: triển khai thành công phần mềm thuộc Hệ sinh thái giáo dục thông minh theo Đề án chuyển đổi số của tỉnh hay hoạt động giáo dục STEM phát triển mạnh, từ năm học 2023 - 2024, tỉnh ta có học sinh tham gia cuộc thi Robotics quốc tế tại Mỹ, Hàn Quốc đạt thứ hạng cao và tạo tiếng vang lớn.

Nguồn tin: Báo Cao Bằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

-->
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây